[Marketing thời đại số] Marketing du lịch - Xu hướng nào đang dẫn đầu?

Với thời đại công nghệ đang bùng lên mạnh mẽ như hiện nay, từ lúc thức dậy đến lúc đi ngủ ai ai cũng làm bạn với chiếc điện thoại ít nhất là 1 tiếng/ngày, thì digital marketing chính là xu hướng làm marketing du lịch.

1. Video marketing 


Đi đầu xu hướng digital marketing là video marketing bởi video không có dấu hiệu chậm lại trong năm 2018, nhất là khi các gã khổng lồ social media như Facebook, Instagram và Twitter sẽ còn đầu tư thêm nhiều năng lượng và tiền bạc để cải thiện khả năng video của mình. Mới hôm qua 21/6, Instargram ra mắt IGTV - một mạng xã hội video mới, chính thức tuyên chiến với Youtube. Video marketing với các platform sáng tạo như Video trải nghiệm, Video theo trend, Video phim ngắn, Mutex,... vẫn luôn là một vựa tài nguyên hiệu quả cho các doanh nghiệp khai thác.

Bên cạnh video marketing, các hình thức khác vẫn được đầu tư phát triển ở mức tối đa: 

2. Website

Thiết kế web du lịch rất quan trọng với marketing du lịch nên cần chuyên nghiệp để bán tour cũng như để đứng vững trên thị trường kinh doanh du lịch tour cạnh tranh gay gắt. Đây chính là huyết mạch sống còn của bất kì công ty du lịch nào. Hiện nay khách hàng rất ưa chuộng việc đặt mua sản phẩm hoặc dịch vụ online. Việc này tạo cảm giác bớt đi rất nhiều gánh nặng vì phải qua nhiều quá trình cho họ. Website du lịch được doanh nghiệp xây dựng và thiết kế chuyên nghiệp, bắt mắt hơn nhưng vẫn luôn chú ý đến tối ưu hóa website (SEO) và tích hợp thanh toán trực tuyến để tạo thuận lợi cho khách đặt tour hay sử dụng dịch vụ.

3. Social media

Mạng xã hội

Ngoài việc sở hữu fanpage riêng, doanh nghiệp đã thuê những agency quảng cáo, agency sáng tạo, influencers có kinh nghiệm lâu năm để có chiến dịch bài bản, hiệu quả và thu hút sự chú ý từ cộng đồng nhất có thể. Cộng với đó họ đã tận dụng rất nhiều các mạng xã hội khác như Instagram, Twitter, LinkedIn, Google+,... để quảng bá thương hiệu, các hoạt động của doanh nghiệp và bán hàng ngay trên các trang mạng xã hội này.

Blog

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang trong những bước trải nghiệm ban đầu của xu hướng sử dụng Blog và kết hợp cùng các Blogger nổi tiếng để quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị online. Nhưng thách thức đặt ra với phương tiện truyền thông này là doanh nghiệp cần coi trọng sức mạnh của Blog, đồng thời xây dựng Blog theo kế hoạch bài bản và lâu dài. Vì nếu mang tính tự phát, Blog sẽ chỉ làm tốn thời gian và không mang lại hiệu quả như mong muốn.


Người có tầm ảnh hưởng (Influencer)

Năm 2018 là năm của KOLs liên hợp, tức là kết hợp cùng lúc những người có tầm ảnh hưởng trong phạm vi lớn đến phạm vi siêu nhỏ. Vì thế, các doanh nghiệp nên áp dụng Advocary marketing (để khách hàng nói về sản phẩm) và Word of mouth marketing (dựa vào lòng trung thành của khách hàng).

4. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm search engine (SEO)

Theo các khảo sát về hành vi người dùng Internet tại Việt Nam, thì tìm kiếm thông tin chiếm hơn 90% lượng truy cập, trong đó số lượt tìm kiếm trên Google trong năm 2017 lên đến con số “chóng mặt”: 12000 tỷ lượt.

Ngoài Google, các trang web cung cấp công cụ tìm kiếm khác như Yahoo, Altavista, Bing v.v… cũng chiếm được tỷ lệ người truy cập cao. Đặc biệt, khi mà hơn 98% người mua các sản phẩm du lịch hiện nay đều tìm kiếm online trước khi chọn tour, thì Search Engine là một công cụ doanh nghiệp không thể bỏ qua để tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình.

Theo xu hướng phát triển của công nghệ, kỹ thuật làm SEO năm 2018 sẽ tập trung vào:

Từ khóa dài

Những từ khoá ngắn sẽ biến mất hoàn toàn. Xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói sẽ khiến những từ khoá ngày càng dài ra.

Trải nghiệm cá nhân người dùng (Personalised UX)

Làm cho người dùng quay lại website có đề xuất, giới thiệu sản phẩm, dựa trên những thông tin cơ bản của khách hàng như: tài khoản, lịch sử mua hàng..


Có thể cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng cho khách hàng theo cách đề xuất sản phẩm hay upselling (bán một món hàng có giá cao hơn so với nhu cầu): Doanh nghiệp đề xuất các sản phẩm liên quan đến sản phẩm mà khách hàng tìm kiếm nhằm cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của họ. Các đề xuất này được đưa ra dựa trên lịch sử mua hàng, các hành vi thực hiện trên trình duyệt.

Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề:
http://chienluoctruyenthongaz.blogspot.com/2018/06/marketing-thoi-ai-so-marketing-nha-hang.htmlhttp://chienluoctruyenthongaz.blogspot.com/2018/06/phim-anh-hien-nay-ang-tro-thanh-mot.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông điệp truyền thông của Omo: "Dirty is Good" - Giá trị của sự lấm bẩn

Câu chuyện thương hiệu của Coca Cola: "Sống trọn cùng cảm xúc!"

Làm planning là làm gì? Strategic planner - Account planner trong agency