Marketing cho phim - Các chiêu bài kinh điển khiến khán giả không ngừng rút ví chi tiền

Phim ảnh hiện nay đang trở thành một trong những phương thức giải trí top đầu đối với người Việt Nam, đặc biệt là phim rạp. Đây quả là một điều đáng mừng đối với các nhà làm phim, nhà kinh doanh “mặt hàng” vô cùng tiềm năng này.
Nhưng về phía khán giả, bạn có bao giờ thắc mắc phim ảnh đến với mình như thế nào? tiếp cận mình như thế nào? tại sao lại tự nhiên đến thế? tại sao bất cứ bộ phim nào mới ra rạp bạn cũng rất háo hức và “nóng lòng” muốn đi xem ngay? Không có ít bạn đi xem về than thở rằng phim không hay, phí tiền, mất thời gian, nhưng đến khi có phim mới lại “đâu vào đấy” - sẵn sàng chi tiền rất nhanh?

Bỏ qua yếu tố thói quen - đi xem phim để giải trí, là sở thích, là hình thức tụ tập bạn bè của người Việt, lí do tất nhiên không gì khác ngoài các hình thức marketing cho phim, quảng bá quá bài bản bởi họ hiểu được điều quan trọng nhất đó chính là tâm lí khán giả.


Về ngân sách chi cho quảng cáo, theo số liệu từ Forbes, một số bộ phim có tiền sản xuất chỉ bằng một phần con số này, điển hình là các phim kinh dị kinh phí thấp, như "Insidious 1 & 2" (Ma quái), "Dark Skies" (Bầu trời đen) hay "The Purge" (Sự thanh trừng). Tất cả đều có chi phí sản xuất dưới 5 triệu USD, nhưng tiền chi cho marketing lên tới hơn 20 triệu USD.
Bởi vậy có thể thấy được tầm quan trọng của marketing trong quá trình trước khi ra mắt cho đến khi công chiếu của bất cứ bộ phim nào.


Và việc biết được các hình thức marketing cho phim ảnh có thể khiến bạn cân nhắc kĩ hơn trước khi đi xem một bộ phim, “tiết kiệm” được hầu bao của mình, chi tiêu có kế hoạch hơn.

Marketing cho phim


“Nếu trong thời kỳ đầu của công nghiệp điện ảnh, quảng cáo phim chỉ đơn giản là một tấm băng rôn, những tấm poster thiết kế đơn giản, thì hiện nay, quảng cáo phim trở thành một mặt trận tổng hợp tất cả những sức mạnh mà nhà phát hành có thể tận dụng để thu hút khán giả đến với phim của mình.” (Theo http://thegioidienanh.vn)

1. Leak

Bề ngoài là “trailer”, nhưng thực chất các nhà làm phim cùng “ê kíp marketing” sẽ để lộ những phân cảnh kịch tính, gây nhiều thắc mắc, từ đó tạo nên những cuộc thảo luận tranh cãi lớn trên mạng xã hội. Mục đích để người theo dõi tham gia thảo luận, tương tác, chia sẻ và những đoạn clip đó sẽ lan truyền khiến lượng người biết đến phim chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể.

2. 360 độ online marketing

Chiến dịch marketing cho phim có thể ngắn vài tháng, cũng có thể kéo dài 1 năm tùy theo quy mô của phim.
Ban đầu khi một bộ phim mới khởi quay, ê kíp sẽ công khai những thông tin ban đầu: những nhân vật chính, hay KOLs sẽ tham gia trong phim, hay những hình ảnh tạo hình các nhân vật, địa điểm quay phim nổi tiếng… để khơi gợi những hứng thú của khán giả.
Chiến dịch marketing sẽ mạnh mẽ trong thời gian quay phim thông qua các hình ảnh hậu trường, phỏng vấn các diễn viên.. được cập nhật liên tục trên các trang báo mạng.
Khi phim đi vào quá trình hoàn thiện và chuẩn bị chiếu, quá trình marketing lúc này được đẩy lên mạnh nhất, các cuộc phỏng vấn, họp báo sự xuất hiện với tần suất cao của các diễn viên tham gia trong phim.
Chưa kể, những bài hát sử dụng trong phim (OST) là các bài hát đang hot hoặc được sáng tác dành riêng cho phim cũng chính là công cụ “hút máu” những khán trẻ thời nay.
Đến khi phim được công chiếu, ê kíp mời influencer, người nổi tiếng trong giới đi xem, mua các báo PR cho những bài review. Những bài viết khen có, chê có, “vừa đấm vừa xoa” còn nhiều hơn, là hình thức khiến khán giả tin hơn vào bộ phim, tin hơn vào quyết định sẽ chi tiền cho chuyến đi xem. Bên cạnh đó nêu ra quan điểm về một chi tiết, nhân vật trong phim cũng là một hình thức marketing lôi kéo sự chú ý, tò mò của khán giả, tạo ấn tượng, lưu giữ trong tâm trí họ ngay cả khi họ chưa đưa ngay ra quyết định đi xem phim.
Khán giả sẽ bị “bủa vây” bởi sự tấn công trên mọi mặt trận của chiến lược marketing được đặt ra trước đó.
Iron Man 3 được coi là ví dụ điển hình cho việc tận dụng mạng xã hội để marketing.

3. Offline marketing

Tại rạp chiếu, các tạo hình nhân vật, các booth trưng bày, backdrop chính là những activation “sống ảo” hoàn hảo cho người xem đến checkin và tung lên các mạng xã hội trước giờ xem như một hình thức marketing miễn phí  (earned media).


Với các nhà Marketer cho phim

Marketing cho phim về lý thuyết cũng gần giống marketing ở các ngành, nghề khác: trước tiên phải xác định đối tượng khán giả là ai. Từ đó sẽ chọn ra kênh truyền thông phù hợp, nhắm đến đối tượng khán giả của mình.


Nghe qua thì tưởng chừng đơn giản nhưng để lên được kế hoạch và triển khai chiến lược đó một cách hiệu quả thì nó là rất nhiều những câu hỏi lớn được đặt ra.
Một chiến lược marketing cho phim cần bắt đầu từ đâu? Thị trường phim hiện tại có gì thay đổi so với trước? Xu hướng nào đang lên ngôi? Làm sao để phân tích thị hiếu khán giả? Làm sao để lựa chọn những công cụ marketing hữu hiệu nhất cho phim dựa vào dòng phim? Chiến dịch phát hành gắn kết với chiến dịch marketing như thế nào? Những tip để tạo nên các poster phim nhìn là mê ngay?

Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề:
http://chienluoctruyenthongaz.blogspot.com/2018/06/marketing-thoi-ai-so-marketing-nha-hang.html
http://chienluoctruyenthongaz.blogspot.com/2018/06/marketing-thoi-ai-so-marketing-du-lich.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông điệp truyền thông của Omo: "Dirty is Good" - Giá trị của sự lấm bẩn

Câu chuyện thương hiệu của Coca Cola: "Sống trọn cùng cảm xúc!"

Làm planning là làm gì? Strategic planner - Account planner trong agency