Những bài học Marketing điển hình cho thương hiệu từ thất bại của Uber tại Đông Nam Á

Hãng xe công nghệ Uber đã chính thức sáp nhập với Grab vào cuối tháng 3/2018 tại
thị trường Đông Nam Á khiến rất nhiều người không tránh khỏi cảm giác buồn và
bất ngờ bởi ứng dụng đặt xe công nghệ Uber đã gây ảnh hưởng không nhỏ lên thói
quen di chuyển của rất nhiều quốc gia này. Đây bị coi là một thất bại lớn của Uber
khi đã có những chiến lược sai lầm tại thị trường rất nhiều tiềm năng Đông Nam Á,
khiến cho họ rút lui khỏi cuộc chơi trong lúc cuộc chiến giữa các ứng dụng gọi xe
đang vào lúc gay cấn nhất. Vậy các doanh nghiệp mới bước chân vào lĩnh vực kinh
doanh có thể rút ra được những bài học trong marketing như thế nào?
UberMOTO khi mới vào Việt Nam (4/2016)


Bước đầu, Uber đã không hiểu thị trường, văn hóa bản địa khi chỉ cho UberX hoạt động,
trong khi xe máy là phương tiện di chuyển chính của người Việt Nam. Sau đó hãng này
cũng chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng khi ở VN tiền mặt vẫn phổ biến. Đây là
những sai lầm “toàn cầu hoá” mà Uber mắc phải. Lối tiếp cận chủ động, mạnh mẽ, và
phần nào đó là “hiếu chiến” của Uber phù hợp với văn hoá Mỹ nơi đề cao cạnh tranh và
chủ nghĩa cá nhân, nhưng sẽ khó để được yêu mến ở những nơi đặt nặng tính cộng đồng
như châu Á.
Từ đây có được bài học marketing: doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ lưỡng thị trường trước
khi thâm nhập, khi đó có thể sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển một sản phẩm mới và lựa
chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị trường cụ thể. Hiểu được thị
trường tức là hiểu đối thủ cạnh tranh, cách họ thành công hay thất bại; hiểu được thị trường tức là hiểu được khách hàng mục tiêu của mình, từ đó có những kế hoạch, chiến lược tốt nhất cho sản phẩm của mình.
Học hỏi đối thủ cạnh tranh
Không tự nhiên mà đối thủ của Uber vẫn thu hút được rất nhiều người dùng trong khi trên mạng luôn có hàng trăm ý kiến trái chiều mỗi ngày: "tài xế của Uber thân thiện hơn" "Uber không đông và xô bồ như Grab"... Lý do bởi Grab liên tục có những mã khuyến mãi hấp dẫn nhằm kích thích sử dụng ứng dụng kể cả khi người dùng không đặt xe một thời gian dài, miễn cho họ còn giữ ứng dụng trong điện thoại. Ngược lại với Uber, không một thông báo và mã khuyến mãi nào được gửi đến, hãng này đã khiến khách hàng cảm thấy như bị "bỏ rơi" chỉ sau một thời gian ngắn không sử dụng ứng dụng.

Bài học marketing rút ra: Hãy lắng nghe khách hàng nhiều hơn, họ có thể trở thành khách hàng tiềm năng và trung thành bất cứ khi nào. Khách hàng sử dụng dịch vụ xong không có nghĩa là bạn đã thành công, hãy đưa cho họ những lợi ích bạn có thể và trở thành người bạn thân thiết với họ mãi về sau này nữa.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông điệp truyền thông của Omo: "Dirty is Good" - Giá trị của sự lấm bẩn

Câu chuyện thương hiệu của Coca Cola: "Sống trọn cùng cảm xúc!"

Làm planning là làm gì? Strategic planner - Account planner trong agency