Marketing nhà hàng - Bứt phá trong cuộc cạnh tranh khắc nghiệt nhà hàng - ẩm thực?

Lĩnh vực ăn uống, nhà hàng đang là ngành có rào cản gia nhập thấp và số lượng nhà hàng mới xuất hiện ngày càng nhiều, sự lựa chọn của khách hàng ngày càng phong phú. Vậy đâu là phương án tốt nhất để doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống ghi dấu với khách hàng?
Các cách làm marketing nhà hàng 

1. Online marketing

Theo thống kê của Digital Marketing Việt Nam, dân số nước ta có tỷ lệ người sử dụng internet cao với nhiều mục đích như đọc báo, xem phim, mua bán hàng hóa, tìm kiếm thông tin, Facebook… Đặc biệt, số lượng người vào internet để xem video đang tăng mạnh. 100 triệu người dùng internet xem video mỗi ngày và 16 phút là thời lượng họ bỏ ra để xem các video quảng cáo trực tuyến.

Nhanh chóng bùng nổ và thu hút được lượng lớn người xem là bởi video có nhiều ưu thế so với các phương tiện truyền thông khác. Không chỉ là sự kết hợp tinh tế giữa yếu tố âm nhạc, hình ảnh, lời nói, video còn đưa người xem đến với nhiều cung bậc cảm xúc, dễ đăng tải trên internet (Youtube, website, mạng xã hội, Facebook, G+, Twitter…) và có tính lan truyền nhanh. 70% chuyên gia tiếp thị nhận định rằng: “Video tốt hơn so với bất kỳ phương tiện nào khác”. 

Vào thời điểm cuối năm, nhu cầu giao lưu, kết nối của khách hàng cũng tăng cao, đây được xem là thời điểm “vàng” giúp các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực gia tăng doanh số. Kết nối sản phẩm với video marketing đang được xem là sự lựa chọn hiệu quả dành cho các nhà hàng. Các sản phẩm video marketing không chỉ đạt được hiệu quả trong thời điểm cuối năm mà còn duy trì được doanh số dài hạn nhờ việc tạo dựng được uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. 


Video nhạc chế có KOLs là một nội dung mà các nhà hàng cần sử dụng trong 
chiến dịch marketing của mình 

Việc đưa hình ảnh sản phẩm đến gần hơn với đối tượng mục tiêu thông qua các video rnhư này sẽ không chỉ giúp khách hàng “mãn nhãn”, kích thích thị giá với các món ẩm thực hấp dẫn mà còn được đánh giá là một kênh truyền thông hiệu quả dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. 

Hiện nay có rất nhiều kênh truyền thông giúp doanh nghiệp đưa doanh nghiệp đến gần với khách hàng của mình hơn. Nên có sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp: Có thể video marketing là “đôi bạn cùng tiến” với mạng xã hội (youtube, facebook, instagram,…), hay trang review ẩm thực (foody, địa điểm ăn uống,…). 

Các bộ đôi này sẽ khiến người xem “đói bụng”, kích thích sự thèm muốn trong người đọc/xem. Nhờ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng tăng doanh số bán hàng lên nhanh hơn. 

2. Offline marketing (marketing truyền thống - 4P)

Lúc này marketing nhà hàng được ví như marketing dịch vụ, ảnh hưởng rất nhiều tới sự hài lòng của khách hàng. Làm marketing tốt luôn luôn cần đi kèm với chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ tại nhà hàng. Online marketing rất tốt nhưng đến nhà hàng lại gặp sản phẩm kém chất lượng hoặc thái độ phục vụ không tốt thì tất cả những nỗ lực làm marketing trước đó cũng khó có ý nghĩa nữa.

Có những doanh nghiệp có sản phẩm không quá mức xuất sắc, nhưng vì dịch vụ tốt, chăm sóc khách hàng tốt mà vẫn được người tiêu dùng đánh giá cao. Ngược lại, một sản phẩm dù có xuất sắc đến đâu mà dịch vụ không tốt thì cũng hiếm có vị khách nào muốn quay lại.

Áp dụng 4P, 3 chữ P sau có một vai trò không nhỏ trong việc ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng. People – Con người: yếu tố hàng đầu của dịch vụ. Con người tạo ra sản phẩm, tạo ra dịch vụ và cũng chính con người ảnh hưởng tốt, xấu đến kết quả sự việc. Bởi đây là yếu tố mang tầm quyết định chủ chốt do đó việc tuyển chọn, đào tạo nhân sự luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả doanh nghiệp. Một nhà hàng có những món ăn ngon mà người phục vụ có thái độ quá kém thì cũng không tạo được sự hài lòng của khách hàng.

Chữ P tiếp theo là Process – Quá trình cung cấp dịch vụ: Trước tiên cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp phải đồng nhất và bảo đảm, đồng thời tiêu chuẩn dịch vụ cũng cần thực hiện theo quy trình đồng bộ ở tất cả các địa điểm, kênh phân phối thuộc thương hiệu doanh nghiệp. Thực hiện tốt quy trình này sẽ giảm thiểu được các sai sót, phối hợp hiệu quả cung ứng sẽ thu về phản ứng tốt từ phía khách hàng.

Và chữ P cuối cùng là Physical evidence – Điều kiện vật chất: Đây là không gian sản xuất sản phẩm, là môi trường diễn ra cuộc tiếp xúc trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng. Không gian xung quanh là ấn tượng đầu tiên ghi nhận từ cuộc gặp gỡ, đem lại đánh giá của khách hàng đối với thương hiệu, hỗ trợ rất lớn cho vị thế thương hiệu trong mắt người dùng và thị trường. Một phòng khám bệnh sẽ không thể khiến khách hàng tin tưởng nếu trang thiết bị không sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh y tế, tương tự với một công ty không thể gây ấn tượng cho người đến làm việc nếu không gian u ám, ẩm thấp, không khơi được cảm hứng lao động.

Dẫu biết, marketing nhà hàng là hình thức không mới nhưng sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay cũng đủ làm từ khóa này luôn nằm trong tâm trí của các marketer và mang lại những thách thức không nhỏ. Bởi vậy đòi hỏi sự đột phá trong chiến lược từ những người làm marketing nhất là trong thời đại số có rất nhiều thay đổi này.

Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề:
http://chienluoctruyenthongaz.blogspot.com/2018/06/phim-anh-hien-nay-ang-tro-thanh-mot.html
http://chienluoctruyenthongaz.blogspot.com/2018/06/marketing-thoi-ai-so-marketing-du-lich.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông điệp truyền thông của Omo: "Dirty is Good" - Giá trị của sự lấm bẩn

Câu chuyện thương hiệu của Coca Cola: "Sống trọn cùng cảm xúc!"

Làm planning là làm gì? Strategic planner - Account planner trong agency