Cuộc chiến mới tại thị trường ứng dụng gọi xe tại Việt Nam


UBER rời Việt Nam, những tưởng Grab độc quyền sẽ thuận lợi hơn trong chiến lược kinh doanh của mình. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, các ứng dụng gọi xe khác đã ồ ạt ra mắt, nâng độ cạnh tranh thị trường ứng dụng gọi xe tại Việt Nam lên cao. Hãy cùng điểm lại những cái tên đang nổi nhé.

1. VATO

Việc VATO ra mắt dưới thương vụ 100 triệu USD giữa ông lớn vận tải Phương Trang và Công ty CN Vivu (tiền thân của VATO) thật sự đã nhận được sự quan tâm cực lớn của cộng đồng bởi nó đúng thời điểm, đúng nhu cầu.

Nhưng có vẻ ứng dụng này chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dùng từ giao diện, hình thức thanh toán,.. cho đến quá trình đặt xe.


Về giao diện, VATO giống đến 95% UBER tuy đã chuyển màu của UBER thành cam - màu đặc trưng của VATO.



Về trải nghiệm đặt xe, ngoài đa dạng về loại xe (Bike, Car, Bike+, Car+, 7 chỗ) VATO còn có nút "Đặt xe nhanh" - giúp đặt xe mà không cần cố định điểm đến, đi bao nhiêu trả bấy nhiêu.


Về giá cả, VATO Car chạy với giá 8.500đ/km = Uber và Grab. Nhưng với quãng đường >3km, giá của VATO vọt lên 34.000đ, Grab là 30.000đ và Taxi truyền thống 33.000đ. Tuy vậy vào giờ cao điểm VATO không tăng giá như Uber và Grab (Có thể xem thêm tại: http://cafebiz.vn/nhung-luc-troi-chieu-giong-bao-nhu-bua-qua-o-ha-noi-goi-xe-qua-ung-dung-viet-vato-fastgo-gia-chi-bang-1-3-grab-20180621091910779.chn), nên có thể nói rằng giá của VATO xấp xỉ bằng giá của taxi truyền thống.


Về hình thức thanh toán, VATO mới chỉ sử dụng tiền mặt và qua ví VATO, nhưng lại phải nạp tiền qua ví ZaloPay. Vì vậy nên VATO nên đa dạng hóa hình thức thanh toán cho thật tiện lợi và tin cậy trong thời gian tới.

2. FastGo

Điểm ấn tượng của Fastgo là những lợi ích dành cho tài xế:

FastGo không thu phí chiết khấu đối với tài xế lái xe, hãng này chỉ thu một khoản phí nhỏ khi tham gia và thu nhập của các đối tác sẽ không bị giảm khi lái xe. Bên cạnh đó, FastGo cũng có những chương trình phúc lợi và hoạt động hỗ trợ để tài xế trong bảo hiểm sức khỏe, rửa xe, sửa xe,...



Ngoài ra hãng xe này phát triển riêng ví điện tử Fast Pay phục vụ cho việc thanh toán các dịch vụ trên ứng dụng và tích điểm.



Tuy nhiên, điểm trừ là tuy cung cấp nhiều dịch vụ nhưng FastGo mới chỉ tập trung vào dịch vụ dành cho xe hơi cá nhân và taxi:

Fast Car: DV xe 4 bánh dành cho tài xế cá nhânFast Taxi: DV liên kết với các hãng taxi để cung cấp giải pháp gọi xe trên ứng dụng FastGoFast Airport: DV tại sân bayFast Luxury: DV xe hơi sang trọng

3. Go-Viet

Go-Viet là hãng xe công nghệ được công ty Go-Jek (Indonesia) đầu tư và hậu thuẫn phía sau. Đa phần các dịch vụ của Go-Viet đều tương tự như Grab:

DV xe ôm 2 bánh: Go-Bike
DV taxi, 4 bánh: Go-Car
DV giao hàng: Go-Send
DV thanh toán, ví điện tử: Go-Pay




Go-Viet được xem như bước đầu của Go-Jek để tiếp cận thị trường VIệt Nam. Dự đoán tương lai không xa Go-Jek sẽ mang thêm các mảng dịch vụ khác về thị trường tiềm năng này như mua sắm (Go-Mart), dọn nhà, chăm sóc sức khỏe (Go-Auto), dịch vụ sửa xe (Go-Box)...

4. ABER




Giải thích về tên ứng dụng, nhóm kỹ sư phát triển cho biết ABER là viết tắt của cụm từ Am Besten Fahrer = Người lái xe tốt nhất/ hoàn hảo/ tuyệt vời.



Với sự xuất hiện này, ABER trở thành nhà cung cấp đầu tiên về dịch vụ vận chuyển với nền tảng hỗ trợ đa dạng cho nhiều loại phương tiện như: xe hai bánh chở khách (ABER BIKE), xe hai bánh giao hàng (Aber Express), xe bốn bánh (ABER CAR), và mở rộng ra cả du lịch với xe cho thuê, ABER TRAVEL xe tải chở hàng (ABER TRUCK) và xe khách đường dài trong tương lai (BUS).

Với người dùng, cam kết không tăng giá vào giờ cao điểm có thể là lợi thế lớn của hãng này so với Grab.

Giá cước ban đầu của Aber Bike: 11.000 đồng/2km đầu và từ kilomet tiếp theo 3.500 đồng/km. Aber Car từ 5 - 7 chỗ có giá từ 22,500 - 27,000 đồng/km; và những kilomet tiếp theo sẽ được tính 9,900 đồng/km.

Với tài xế, “Chúng tôi không áp dụng mức chiết khấu cho từng cuốc xe tài xế thực hiện. Thay vào đó, Aber sẽ tính phí quản lý ứng dụng cố định tùy vào tổng thu nhập hàng tháng của tài xế. Mức phí này không tính trực tiếp vào mỗi chuyến xe mà được trừ sau mỗi tháng”, ông Huỳnh Phong - thành viên sáng lập Aber nói.

5. Xế Lô (XeLo) - Ứng dụng gọi xe Made in Việt Nam




Điểm nổi bật của ứng dụng này là tính năng so sánh giá với các ứng dụng gọi xe khác, từ đó người dùng có thể dễ dàng nhận thấy sử dụng dịch vụ của hãng nào sẽ có lợi cho mình.



Đưa ra nhiều thay đổi mà những ông lớn nước ngoài chưa áp dụng, ứng dụng taxi công nghệ Việt đã và đang chuyển mình để có thể cạnh tranh với các hãng nước ngoài tại thị trường Việt. Từ đó nâng cao lòng tin của khách hàng Việt với chính những ứng dụng Việt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông điệp truyền thông của Omo: "Dirty is Good" - Giá trị của sự lấm bẩn

Câu chuyện thương hiệu của Coca Cola: "Sống trọn cùng cảm xúc!"

Làm planning là làm gì? Strategic planner - Account planner trong agency