Chiến lược Marketing mix của Oppo tại Việt Nam: Bứt phá vượt mặt "ông lớn"?

Miếng bánh thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam xuất hiện hai thương hiệu lớn, Oppo và Samsung. Bí quyết nào trong chiến lược marketing mix của Oppo - hãng điện thoại Trung Quốc có thể sánh ngang với Samsung tại thị trường Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu câu chuyện thành công này.

Oppo bắt đầu tấn công thị trường nước ta năm 2013. Chỉ sau 5 năm, thương hiệu này đã làm mưa làm gió, bứt phá mạnh mẽ, đủ năng lực cạnh tranh với những thương hiệu smartphone lớn tại thị trường nước ta mà những thương hieju khác phải ao ước có được. Cùng Chiến lược Truyền thông AZ phân tích chiến lược marketing 4Ps của Oppo dưới đây:

1. Product (Sản phẩm) trong chiến lược marketing mix của Oppo tại Việt Nam

Tại thị trường Trung Quốc, đây là hãng điện thoại hàng đầu với sản phẩm được đầu tư vào chất lượng, tập trung vào thiết kế bắt kịp xu hướng phù hợp với tập khách hàng mục tiêu là giới trẻ, đặc biệt là phái nữ thích những thiết kế mỏng, tinh tế.

Với nhóm khách hàng mục tiêu là nữ giới trong độ tuổi từ 16-22 tuổi, Oppo đã đi vào thị trường ngách, lấy tâm lý thích selfie của nhóm khách hàng này và định vị sản phẩm của mình là điện thoại chụp ảnh selfie tốt nhất. Theo chiến lược marketing mix của Oppo, đây là điểm cạnh tranh khác biệt, cạnh tranh với các dòng điện thoại chụp ảnh tốt của đối thủ cạnh tranh.



Đồng nhất với thông điệp "Oppo - Camera Phone", thương hiệu này tập trung phát triển các dòng sản phẩm có phong cách thời trang, màu sắc thời thượng và chụp ảnh selfie làm đẹp nhanh chóng, đúng với định vị của thương hiệu.

Các dòng điện thoại của Oppo có cấu hình cao, màn hình cảm ứng nhạy và độ phân giải màn hình cao, sử dụng hệ điều hành Android dễ dùng với phái nữ.

Các dòng sản phẩm nổi bật và bán chạỵ của Oppo là Oppo F1 Plus, Oppo F1, Oppo F1s, Oppo F3 Plus, Oppo F3, Oppo F3 Lite, Oppo Neo 3/Neo7/Neo 9, Oppo A39, Oppo R7s, Oppo A37, Oppo N1, Oppo Mirror 5…

Một sản phẩm đột phá của Oppo là Oppo N1 với camera xoay làm bao người mê mẩn hay Oppo R5 với độ mỏng 4.85mm cùng tính năng sạc nhanh VOOC.

Với chiến lược marketing mix của Oppo cho sản phẩm, Oppo liên tục nghiên cứu và cho ra các sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến từ sản phẩm hiện có, đáp ứng kịp thời những nhu cầu, xu hướng thời trang của giới trẻ.

2. Price (giá cả) trong chiến lược marketing mix của Oppo tại Việt Nam

Với phân khúc khách hàng tầm trung, Oppo dùng chiến lược định giá sản phẩm thấp cho chữ P thứ 2 trong chiến lược marketing mix của Oppo.

Để thu hút khách hàng, giá một chiếc smartphone thấp hơn 20% so với các điện thoại chất lượng tương tự cùng phân khúc. Chiến lược giá marketing mix của Oppo không hề hạ thấp giá trị của chiếc điện thoại này. Bởi Oppo sở hữu cấu hình cao, thiết kế đẹp mặt, được giới chuyên môn đánh giá cao. Một chiếc điện thoại với chất lượng tốt, giá cả phải chăng, có thiết kế đẹp mặt, vậy lý do gì lại không thu hút khách hàng mục tiêu chứ.

3. Place (Phân phối) trong chiến lược marketing mix của Oppo tại Việt Nam

Sản phẩm của Oppo giờ đã vươn ra thế giới, xuất hiện ở 21 nước tại châu Phi, Nam Á, châu Âu, châu Úc và Mỹ. Các trụ sở của thương hiệu này được bố trí ở nhiều nước để nghiên cứu thị hiếu và sở thích của khách hàng.

Ở Việt Nam, hãng điện thoại Trung Quốc phủ sóng khắp nơi với mạng lưới phân phối dày đặc, tập trung ở gần siêu thị, rạp chiếu phim, trường đại học…Để đưa sản phẩm đến tay khách hàng, Oppo sử dụng chiến lược marketing mix với kênh phân phối cấp 1 (Nhà sản xuất – Nhà bán lẻ – Người tiêu dùng) và cấp 2 (Nhà sản xuất – Nhà bán sỉ – Nhà bán lẻ – Người tiêu dùng). 

3. Promotion (Truyền thông) trong chiến lược marketing mix của Oppo tại Việt Nam

Nhắc đến Oppo không thể không nhắc đến những đại sứ thương hiệu – những ngôi sao sáng ở Việt Nam, mỗi người sẽ đánh vào từng phân khúc khác nhau.

Sơn Tùng MTP, Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Noo Phước Thịnh hay Chi Pu đều đang là những tên tuổi đại diện cho nhãn hàng này. Bạn có thể thấy Sơn Tùng MTP gắn liền với chiếc Oppo F7 với giá gần 8 triệu đồng trong khi Tóc Tiên quảng cáo cho chiếc Oppo F3 Plus với giá gần 10 triệu đồng.



Ngược lại, Chi Pu sẽ đại diện cho các mẫu điện thoại có giá khoảng 4 triệu đồng bởi khán giả của cô đa số là các khách hàng tuổi teen với “hầu bao” eo hẹp.

Chiến lược marketing mix của Oppo chia nhỏ dòng sản phẩm của mình thành nhiều phân khúc để phục vụ từng đối tượng khách hàng đang chứng tỏ hiệu quả trong doanh thu cũng như độ nhận biết của thương hiệu này.

a. Tài trợ

Có thể nói Oppo “chạm mặt” khách hàng trong khá nhiều MV âm nhạc, chương trình truyền hình như “Bố ơi, mình đi đâu thế”, “The Remix – Hoà âm ánh sáng”, The Face Việt Nam… trong hầu hết MV của Sơn Tùng MTP như “Chắc ai đấy sẽ về” , Hồ Ngọc Hà – “Keep me in love”… Các sự kiện Color Me Run hay Heartbeat: Liveshow đánh dấu chặng đường 10 năm của Mỹ Tâm cũng có sự đồng hành của Oppo.

b. Video Marketing

Trong chiến lược marketing mix của Oppo, thương hiệu cũng gây thiện cảm bằng quảng cáo “Làm cha cần cả đôi tay” như một dư vị ngọt ngào khi đánh vào phân khúc trung bình cao.



Phim ngắn “Âm bản” của Oppo lọt top 10 video PR được xem nhiều nhất trên YouTube khu vực châu Á – Thái Bình Dương tháng 7 với sự góp mặt của 2 gương mặt nổi tiếng trong cộng đồng giới trẻ Sơn Tùng MTP và Kiều Trinh. Nội dung dễ thương, hình ảnh bắt mắt góp phần giúp bộ phim quảng cáo này đạt hơn 6 triệu lượt view tính đến thời điểm hiện tại.

Kết luận về chiến lược marketing mix của Oppo tại Việt Nam

Thị trường điện thoại không hề dễ cạnh tranh đòi hỏi nhiều sự đổi mới và đột phá, cùng chờ xem những bước đi tiếp theo trong chiến lược marketing mix của Oppo tại Việt Nam để chinh phục người dung trong tương lai.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thông điệp truyền thông của Omo: "Dirty is Good" - Giá trị của sự lấm bẩn

Câu chuyện thương hiệu của Coca Cola: "Sống trọn cùng cảm xúc!"

Làm planning là làm gì? Strategic planner - Account planner trong agency